Theo thống kê cứ 7 phụ mẹ bầu lại có 1 người gặp phải tình trạng tiểu đường thai kỳ. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, tiểu đường thai kỳ còn gây nguy hại đến sự phát triển của thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về tiểu đường thai kỳ.
Theo định nghĩa của WHO, tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose đượcphát hiện trong lúc mang thai. Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện. Nó sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh.
Thừa cân, béo phì.
Tiền sử gia đình có người bị tiểu đường, đặc biệt là người đái tháo đường thế hệ thứ nhất.
Hội chứng buồng trứng đa nang.
Tiền sử sinh con ≥ 4000g.
Tiền sử bất thường về dung nạp glucose gồm tiền sử tiểu đường thai kỳ trước, glucose niệu dương tính.
Tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng. Người ≥ 35 tuổi là yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường thai kỳ.
Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu, sẩy thai không rõ nguyên nhân, sinh non, thai dị tật,…
Bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm từ 3-7% tổng số phụ nữ mang thai. Nếu không được theo dõi, điều trị đúng cách sẽ gây nhiều nguy hại cho người mẹ và thai nhi.
Mắc tiểu đường thai kỳ có thể làm gia tăng tỷ lệ sẩy thai,thai lưu, sinh non,… Tình trạng này cũng gây tăng huyết áp, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, viêm đài bể thận.
Về lâu dài, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ tăng nguy cơ tiến triển thành tiểu đường typ 2. Và dễ gặp các biến chứng liên quan đặc biệt là biến chứng tim mạch.
Người mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ xảy ra tai biến trong quá trình mang thai cao hơn các thai phụ bình thường. Các tai biến thường gặp là:
Thai phụ tiểu đường thai kỳ dễ bị tăng huyết áp hơn các thai phụ bình thường. Tăng huyết áp trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng chomẹ và thai nhi. Cụ thể như sau: tiền sản giật, sản giật, tai biến mạch máu não,suy gan, suy thận,… Thậm chí thai bị chậm phát triển trong tử cung, sinh non và tăng tỷ lệ chết chu sinh.
Tỷ lệ thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ bị tiền sản giậtkhoảng 12% cao hơn so với người không mắc. Vì vậy, mẹ bầu cần đo huyết áp, theodõi cân nặng, tìm protein niệu khi khám thai định kỳ.
Chị em bị tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non. Do kiểm soát glucose huyết muộn, nhiễm trùng tiết niệu, đa ối, tiền sản giật, tăng huyết áp.
Dịch ối nhiều thường bắt đầu thấy từ tuần thứ 26 - 32 củathai kỳ. Dịch ối nhiều cũng làm tăng nguy cơ sinh non ở thai phụ.
Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên. Các thai phụ hay bị sẩy thai liên tiếp cần phải được kiểm tra glucose huyết thường xuyên.
Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ nếu kiểm soát glucose huyết tương không tốt gây nhiễm khuẩn niệu. Nhiễm khuẩn niệu làm cho glucose huyết tương của thai phụ mất cân bằng. Nếu không được điều trị sẽ dễ dàng dẫn tới viêm đài bể thận cấp. Từ đó gây ra các tai biến khác như nhiễm ceton, sinh non,nhiễm trùng ối
Phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ dễ dàng tiến triển thành đái tháo đường typ 2. Ngoài ra, thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ tăng nguy cơ bị tiểu đường khi mang thai tiếp. Họ cũng dễ bị béo phì sau sinh nếu không có chế độ ăn và luyện tập thích hợp.
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi vào giai đoạn ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ.
Giai đoạn 3 tháng đầu, thai có thể không phát triển, sảy thai tự nhiên, dị tật bẩm sinh,…Những thay đổi này thường xảy ra vào tuần thứ 6 đến tuần thứ 7 của thai kỳ.
Giai đoạn 3 tháng giữa, đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ gây tăng tiết insulin của thai nhi. Lúc này thai nhi bị tăng trưởng quá mức.
Hiện tượng thai tăng trưởng quá mức là hậu quả của tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào thai. Lượng glucose này kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin, tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi. Từ đó kích thích thai phát triển.
Chiếm tỷ lệ khoảng từ 15% - 25% ở trẻ sơ sinh của các thai kỳ có đái tháo đường. Nguyên nhân thường do gan thai nhi đáp ứng kém với glucagon,gây giảm tân tạo glucose từ gan.
Trước đây, hội chứng nguy kịch hô hấp ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Hội chứng chiếm 30% tỷ lệ ở trẻ sơ sinh của các thai kỳ có đái tháo đường. Hiện nay, tỷ lệ còn khoảng 10% nhờ có phương tiện đánh giá độ trưởng thành phổi của thai nhi.
Đây là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh của các thai phụ bị tiểu đường thai kỳ.
25% mẹ bầu bị tiểu đường sinh con bị vàng da. Do tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương gây vàng da sơ sinh.
Gia tăng tần suất trẻ béo phì. Khi lớn trẻ sớm bị mắc bệnh đái tháo đường type 2, rối loạn tâm thần - vận động.
Trẻ sinh ra từ mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc tiểu đường tăng gấp 8 lần khi 19 đến 27 tuổi.
Những thai phụ có nguy cơ tiểu đường thai kỳ cao nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Đây còn gọi là nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Phương pháp được sử dụng trong chẩn đoán tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường. Đặc biệt, để phát hiện tiểu đường thai kỳ được thực hiện giữa tuần thai 24 và28.
Hiệp hội quốc tế nghiên cứu tiểu đường thai kỳ (IADPSG) vàWHO khuyến cáo áp dụng dung nạp glucose 75 gam - 2 giờ.
Lần khám 1:
Khi bạn đến khám lần đầu vào 3 tháng đầu thai kỳ, xét nghiệmglucose huyết tương lúc đói hoặc glucose huyết tương bất kỳ.
Nếu glucose huyết tương lúc đói bất thường là ≥ 126mg%, glucose huyết tương bất kỳ là ≥ 200mg%.
Lần khám 2:
Khi thai kỳ bước vào tuần 24-28, tư vấn cho mẹ bầu về tầm soát tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ hướng dẫn ăn uống hợp lý, thực hiện phương pháp dung nạp glucose 75 gam - 2 giờ. Và ghi vào sổ khám thai, kiểm tra glucose huyết tương vào lần khám thai định kỳ tiếp theo.
Ba ngày trước khi chẩn đoán, không ăn chế độ ăn có quá nhiều glucid cũng như không kiêng khem. Việc này nhằm tránh ảnh hưởng nghiệm pháp.
Nhịn đói 8 - 10 giờ trước khi làm nghiệm pháp.
Lấy 2ml máu tĩnh mạch, định lượng glucose trong huyết tương lúc đói trước khi làm nghiệm pháp.
Uống ly nước đường đã được cơ sở y tế chuẩn bị sẵn, uống trong vòng 5 phút.
Lấy 2ml máu tĩnh mạch, định lượng glucose trong huyết tương ở 2 thời điểm 1 giờ và 2 giờ sau uống nước glucose.
Trong thời gian làm nghiệm pháp thai phụ không ăn gì thêm, ngồi nghỉ ngơi hoặc đi lại nhẹ nhàng.
Tiểu đường thai kỳ nếu không được điều trị sớm sẽ gây biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé. Đặc biệt nguy hiểm cho những bà mẹ mang thai trên 35 tuổi, cao huyết áp. Vì vậy, ở những tháng cuối thai kỳ, bạn nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để chủ động điều trị sớm.
Nếu bị chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ, việc lựa chọn thực phẩm hợp lý giúp kiểm soát cân nặng là rất quan trọng. Thực hiện chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học giúp bạn kiểm soát tiểu đường thai kỳ mà không phải dùng đến thuốc.
Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp.Bạn sẽ cân bằng lượng tinh bột, chất béo và protein trong khẩu phần ăn của bạnhằng ngày.
Chuyên gia thườngkhuyến khích người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên duy trì thói quen ăn uốngsau:
Ăn sáng đủ dưỡng chất để ổn định lượng đường huyết, bảo đảm năng lượng cho ngày làm việc. Bữa sáng bạn có thể ăn ngũ cốc nguyên hạt cùng một quả trứng luộc, tráng miệng với sữa chua.
Cần phải tránh xa các thực phẩm làm tăng lượng đường như: đường, mật ong, đường nâu, si-rô, tinh bột…Những thực phẩm này phá vỡ sự cân bằng đường huyết. Do insulin trong cơ thể bạn không thể chuyển hóa hết lượng đường nạp vào.
Kiểm tra bao bì thực phẩm, thành phần mà đuôi có ký tự OSE luôn là đường (sucrose, dextrose, glucose). Bạn có thể ăn thức ăn chứa lượng đường vừa phải, nhưng không nên ăn thức ăn chứa hàm lượng đường cao hơn tiêu chuẩn. Ví dụ như: bánh nướng, bánh ngọt, bánh, kem, kẹo và nước ngọt... Do đó, bạn có thể ăn các món như ngô, bánh mì nguyên hạt, các loại đậu, táo, lê, cam…
Ngay cả đường tự nhiên trong trái cây cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Vì vậy bạn cần hạn chế uống nước ép trái cây nguyên chất.
Thỉnh thoảng bạn có thể uống khoảng 30ml nước ép trong bữa ăn. Bạn cũng có thể pha nước ép trái cây với soda làm loãng đường và tăng cảm giác ngon miệng. Nước ép cà chua cũng là một lựa chọn tốt vì loại nước này chứa hàm lượng đường thấp.
Bạn có thể ăn trái cây tươi. Vì các loại trái cây tươi chứa chất xơ giúp làm chậm sự hấp thu đường vào máu.
Bạn nên lựa chọn các loại thức ăn chứa tinh bột không tinh chế. Khi ăn quá nhiều tinh bột tinh chế sẽ nhanh chóng chuyển thành đường, gia tăng đường huyết trong máu. Các thực phẩm đó là: cơm trắng, khoai tây nghiền,bánh mì trắng,…
Bổ sung ăn nhiều chất xơ như: ngũ cốc nguyên hạt, đậu, đậuHà Lan và các loại rau… Các loại thực phẩm này giúp giảm lượng insulin mà cơ thểcần để giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường.
Ăn các loại thực phẩmcó chứa crôm
Loại khoáng chất này có thể giúp cải thiện việc dung nạpglucose trong bệnh tiểu đường thai kỳ. Do đó, hãy luôn bổ sung thức ăn có chứacrôm trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Khoáng chất này có trong các sảnphẩm ngũ cốc nguyên hạt, rau bina, cà rốt và thịt gà.
Tất cả mọi người đều cần chất béo qua chế độ ăn uống, đặc biệtlà phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, chế độ ăn chứa nhiều chất béo có thể không hoàntoàn tốt cho sức khỏe của bạn. Bạn nên bổ sung thực phẩm chứa chất béo lành mạnhtừ các loại hạt. Hoặc bổ sung chất béo từ dầu thực vật như dầu đậu nành, dầuhoa hướng dương, dầu ôliu…
Do quá lo sợ đường huyết tăng cao nên bạn bỏ bữa. Thực tế điềunày không giúp ổn định đường huyết. Nguyên tắc là bạn không nên ăn quá nhiềutrong một bữa. Bạn có thể chia nhỏ khẩu phần thành nhiều bữa nhỏ.
Bạn nên ăn ít nhất ba bữa chính và ba bữa phụ một ngày. Vàchia chúng theo khoảng thời gian đồng đều nhất có thể.
Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ không bao giờ được bỏbữa. Việc này dẫn đến hạ đường huyết, nhức đầu và có thể có hại cho thai nhi.
Bữa ăn vặt quan trọng nhất cho bạn rơi vào buổi tối. Bởi nósẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng hạ đường huyết vào ban đêm.
Cân nặng tăng cao quá mức có thể khiến lượng đường trong máutăng cao. Vậy nên bạn cần chú ý nhiều hơn đến tốc độ và tỷ lệ tăng cân. Tăngquá nhiều cân một cách nhanh chóng sẽ tạo ra thêm chất béo cho cơ thể. Và nó cóthể gây hiệu ứng kháng insulin. Do đó, bạn cần kiểm soát việc tăng cân một cáchchặt chẽ.
Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các bài tập vận động trong thai kỳ. Việc này giúp giảm cân khi mang thai để kiểm soát cân nặng hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu các bài tập yoga cho bà bầu để có thể tự tập tại nhà.