l Là việc thai phụ xuất hiện chuyển dạ trước ba tuần so với ngày dự sinh ban đầu. Nói dễ hiểu hơn, trước khi bắt đầu tuần 37 của thai kỳ sự việc này đã xảy ra rồi.
l Việc này đồng nghĩa với việc thời gian em bé được phát triển và trưởng thành trong bụng mẹ là ngắn lại. Do chưa được phát triển hoàn toàn, nên em bé có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
l Căn cứ vào tuần tuổi của thai nhi, sinh non được chia thành :
- < 28 tuần thai kỳ : sinh cực kỳ non.
- Từ 28 – 32 tuần thai kỳ : sinh rất non.
- Từ 32 –37 tuần thai kỳ : sinh non vừa đến muộn.
Thai phụ trong quá trình mang thai cần lưu ý và tìm hiểu kỹ các triệu chứng dưới để phòng tránh và đưa ra cách khắc phục :
- Thay đổi dịch âm đạo ( có khi chảy dịch lỏng, dính hơn hoặc có máu )
- Âm đạo tiết ngày một nhiều dịch hơn.
- Nặng vùng chậu và bụng dưới.
- Khu vực lưng có cảm giác đau nhiều, dài ngày, mãi không dứt.
- Vùng bụng chuột rút nhẹ.
- Bụng đau quặn giống như đau bụng kinh, khi đau kèm co thắt tử cung dữ dộI, các cơn co thắt xảy ra hơn 8 lần / giờ.
- Vỡ ối ( chảy nước ối và tuôn ra ngoài tùy mức độ, có khi chỉ là vài giọt chất lỏng).
Nếu nghi nghờ, mình có thể sinh non thai phụ cần :
- Đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra nếu có dấu hiệu xấu.
- Liên hệ ngay lập tức với bác sĩ sản khoa.
- Đến ngay phòng khám hoặc bệnh viện chuyên khoa nếu thấy dấu hiệu xấu hơn.
- Bổ sung nước hoặc nước ép trái cây ( không uống cafe hoặc nước có gas ).
- Dừng tất cả các công việc đang làm và dành thời gian nghỉ ngơi.
Sinh non không có nguyên nhân cụ thể và rõ ràng. Nhưng những yếu tố dẫn đến nguy cơ sinh non cao bao gồm :
- Thai phụ đã từng sinh non, đã từng sẩy thai.
- Mang thai đôi, thai ba.
- Khoảng cách giữa các lần mang thai là quá ngắn ( nhỏ hơn 6 tháng )
- Thụ tinh qua ống nghiệm.
- Tử cung, cổ tử cung, nhau thai gặp các vấn đề bất thường.
- Sử dụng thuốc lá quá nhiều, sử dụng rượu bia, chất kích thích.
- Nước ối và bộ phận sinh dục nhiễm khuẩn.
- Thai phụ mắc các bệnh mãn tính ví dụ như cao huyết áp, bệnh tiểu đường.
- Trước khi mang thai, thai phụ quá gầy hoặc quá béo.
- Mắc các bệnh về tâm lý, áp lực, stress nặng nề khi mang thai.
- Sẩy thai hay nạo phá thai nhiều lần.
Em bé sinh non trông sẽ rất bé nhỏ và yếu ớt, ước tính vừa lòng bàn tay :
- Da chưa phát triển hết, da khô, bong tróc. Nghiên cứu cho thấy, không có bất kì một chất béo nào dưới da để giữ ấm cho bé.
- Mí mắt của trẻ sơ sinh trong thời gian đầu không mở ra được. Từ tuần 30 trở đi, em bé mới có thể quan sát xung quanh.
- Phát triển chưa đầy đủ : em bé không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, nhịp thở hay nhịp tim. Em bé có thể bị co giật, trở nên cứng.
- Em bé có 1 ít tóc trên trỏm đầu, nhưng nhiều lông nhỏ tơ mảnh mềm mại trên cơ thể.
- Bộ phận sinh dục kém phát triển, chưa hoàn thiện hết.
Với thai phụ sinh non : trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị để làm chậm quá trình sinh nở, tuy nhiên phương pháp này giới hạn tỉ lệ thành công và mang theo một số rủi ro. Bệnh nhân có thể bị dịch thu thập trong phổi vì dùng thuốc hạn chế cơn co thắt, việc thở sẽ gặp khó khăn. Tùy vào loại thuốc và tác dụng cũng chúng thì cũng kéo theo đó là tác dụng phụ. Một số thuốc sau khi sử dụng bệnh nhân dẫn đến mệt mỏi, cơ thể yếu đi, chân tay rời rạc. Mộtsố loại khác tác động làm tim đập nhanh bất thường, thay đổi lượng đường trong máu, chóng mặt và nôn lao. Một lưu ý tích cực là trong vòng 48h bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc tăng tỷ lệ trẻ trưởng thành trong tử cung.
Với trẻ sơ sinh, cách em bé được sinh ra khác nhau nên rủi ro cũng khác. Em bé càng sinh non thì càng yếu ớt mà rủi ro với những em bé đó lại là lớn nhất. Cụ thể các biến chứng là :
1. Biến chứng ngắn hạn :
- Khó thở : vì em bé ra đời khi hệ hô hấp chưa trưởng thành. Trẻ có thể gặp tình trạng thiếu chất hoạt động bề mặt, chất này có tác dụng giúp phổi mở rộng và co bóp bình thường dẫn đến suy hô hấp. Thậm chí, có trẻ còn mắc rối loạn phổi, ngưng thở kéo dài.
- Vấn đề về tim : phổ biến là còn ống đông mạch (PDA) và huyết áp thấp ( hạ huyết áp ). PDA là việc ống mạch chủ và động mạch phổi được nối với nhau qua một đường ống. Mặc dù khuyết tật tim này thường đóng lại nhưng nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến máu chảy qua tim, suy cơ tim,v.v... Còn huyết áp thấp bác sĩ sẽ điều chỉnh bằng cách truyền dịch, thuốc hay truyền máu.
- Các bệnh về não : trẻ sinh càng non, nguy cơ chảy máu não càng lớn, gọi là xuất huyết não. Hầu hết là xuất huyết nhẹ. Số còn lại có thể chảy máu não quá nhiều gây ra chấn thương.
- Không kiểm soát được nhiệt độ cơ thể : em bé dễ bị mất nhiệt độ cơ thể nhanh chóng. Nguyên nhân do thiếu chất béo, không tạo ra nhiệt độ để trung hòa với những gì đã mất qua bề mặt cơ thể. Nếu nhiệt độ quá tụt, thân nhiệt sẽ hạ thấp. Từ đó kéo theo hệ lụy, mắc các bệnh về hô hấp. Trẻ sinh non khi được cung cấp dinh dưỡng vào cơ thể chỉ để giữ ấm. Đó là lý giải cho việc cần máy sưởi, mấy ấp trứng để bổ sung nhiệt cho đến khi chúng lớn và tự duy trì được nhiệt độ cơ thể.
- Dạ dày, ruột : hệ tiêu hóa của em bé sinh non chưa được trưởng thành dẫn đến bệnh nguy hiểm như viêm ruột hoại tử.
- Vấn đề về máu : nguy cơ mắc các bệnh thiếu máu và vàng da sơ sinh. Thiếu máu xảy ra khi cơ thể trẻ không có đủ lượng hồng cầu. Trong những tháng đầu đời, hầu hết bé nào cũng sụt giảm hồng cầu. Vàng da là sự thay đổi màu sắc ở dùng da và vùng mắt do máu của em bé có chứa bilirubin dư, chất này có màu vàng.
- Trao đổi chất : trẻ sinh non sẽ có vấn đề với trao đổi chất trong cơ thể, một số trẻ sinh non trong máu có sự phát triển lượng đường bất thường. Lượng dự trữ glucose trong trẻ sinh non sẽ thấp hơn, gặp khó khăn hơn khi chuyển glucose dự trữ thành glucose hoạt động.
- Hệ thống miễn dịch : kém phát triển, vi khuẩn dễ xâm nhập gây nguy cơ nhiễm trùng cao. Nhiễm trùng ở trẻ sinh non rất dễ lây lan vào máu dẫn đến nhiễm trùng huyết.
2. Biến chứng dài hạn.
- Bại não : là một rối loạn vận động, lưu lượng máu không đủ để cung cấp cho não, chấn thương não bộ.
- Trí tuệ kém : khi chưa phát triển đầy đủ và hoàn thiện về cơ thể em bé sinh non thường có trí tuệ kém hơn trẻ sinh già tháng. Khi đi học, việc nhận thức và nắm bắt kiến thức của trẻ sinh non hạn chế hơn
- Các giác quan cũng chậm hơn : thính lực, thị lực, vị giác, ...
Để ngăn ngừa và hạn chế tối đa việc sinh non cần kiểm soát tình trạng chuyển dạ sớm. Kiểm soát và trì hoãn được sinh non căn cứ vào :
- Phải tìm ra được dấu hiệu bắt nguồn việc sinh sớm.
- Qúa trình bắt đầu có thai và mang thai.
- Ghi chú lại tình trạng sức khỏe qua từng giai đoạn và kiểm tra định kỳ.
Nếu thai phụ đã từng sinh non, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung thuốc kịp thời. Bác sĩ có thể tư vấn 1 loại hormone ( tên khoa học là progesterone ) giúp hạn chế tối đa việc sinh non lần tiếp theo. Điều quan trọng nhất vẫn là bạn cần chú ý đến sức khỏe của mình thường xuyên.
Trường hợp đã từng sinh con thiếu tháng, cần thực hiện đúng lời khuyên của bác sĩ điều trị. Các bác sĩ sẽ hạn chế tối đa việc sinh non cho bạn trong suốt quá trình mang thai.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề nào cần giải đáp hãy truy cập và website ‘’https://phukhoadongphuong.com/’’và để lại câu hỏi tại Khung Chat. Đội ngũ bác sĩ Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 0989 555 497. Hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương– 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn miễn phí.