DANH MỤC BỆNH

Ốm nghén

Ốm nghén là hiện tượng thường gặp trong quá trình mang thai của nhiều mẹ bầu. Đây không phải tình trạng bệnh lý nghiêm trọng gây nguy cơ xấu đến sức khỏe củabé trong bụng. Tuy nhiên, nếu tình trạng diễn ra trầm trọng sẽ khiến bạn khôngthể ăn uống, hấp thu dinh dưỡng. Và đây chính là nguy cơ thai nhi bị thiếu dinhdưỡng tăng cao.

Chứng ốm nghén là gì?

Khi mới mang thai, nhiều phụ nữ ốm nghén thường bị buồn nôn vào buổi sáng. Thông thường, tình trạng này là vô hại. Ốm nghén là phổ biếnnhất trong ba tháng đầu. Và chỉ một số ít phụ nữ phải đối mặt với tình trạngnày trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, ốm nghén nặng là một triệu chứng cực kỳ nguyhiểm.

Phân biệt ốm nghén thông thường và ốm nghén nặng

Ốm nghén vào buổi sáng và ốm nghén nặng có những đặc điểmkhác nhau. Chúng có các biến chứng khác nhau và phản ứng phụ khác nhau đối vớitừng phụ nữ mang thai. Điều quan trọng là phải phân biệt giữa hai tình trạng sứckhỏe này để có cách xử lý.

Ốm nghénthông thường và nghén nặng có một số điểm khác biệt nhất định như sau:

Tình trạng

Ốm nghén thôn thường

Ốm nghén nặng

Nôn

Nôn vừa phải nên vẫn giữ được thức ăn trong dạ dày

Nôn nhiều nên thức ăn trong dạ dày bị tống hết ra ngoài

Tỷ lệ

Khoảng 80% bà bầu gặp phải tình trạng này

Khoảng 1–1.5% bà bầu gặp phải tình trạng này

Thời gian

Giảm từ tuần thứ 12 – 20 thai kỳ

Có thể kéo dài suốt thai kỳ

Cân nặng

Không sút cân    

Giảm từ 2 – 10kg. Siêu âm có thể thấy một số bất thường  của bào thai như: thể tam bội, hội chứng Down, trisomy 21 và thai phù...

Cách xử lý

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống        

Phải dùng thuốc hoặc nhập viện để theo dõi

Các triệu chứng ốm nghén nặng

Ốm nghén nặng thường bắt đầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ.Gần 1 – 1,5% mẹ bầu bị tình trạng này trong suốt quá trình mang thai. Một số biểuhiện ốm nghén nặng phổ biến nhất là:

Cảm giác buồn nôn gần như diễn ra thường xuyên.

Ăn không ngon.

Nôn nhiều hơn 3 hoặc 4 lần một ngày.

Mất nước và mất cân bằng điện giải.

Cảm thấy xây xẩm, chóng mặt.

Lo âu, căng thẳng quá mức.

Giảm 2 – 10kg cân nặng hoặc 5% trọng lượng cơ thể vì nônquá nhiều.

Bên cạnh đó, hãy thăm khám ngay lập tức nếu bạn có nhữngtriệu chứng sau kèm với nôn mửa:

Nước tiểu rất sậm màu hay không tiểu sau 8 giờ.

Không ăn uống trong 24 giờ.

Mệt mỏi nhiều, cảm thấy chóng mặt và ngất khi đứng dậy.

Đau bụng.

Sốt từ 38 độ trở lên.

Nôn ra máu.

Nguyên nhân gây ra ốm nghén trong thai kỳ

Hầu như tất cả thai phụ đều trải qua tình trạng ốm nghénvới nhiều mức độ khác nhau. Ốm nghén thông thường và ốm nghẹn nặng có liên quanđến hormone điều hòa tuyến sinh dục. Cơ thể sẽ sản xuất một lượng lớn hormonenày với tốc độ nhanh chóng và chúng thường tăng gấp đôi từ 48 – 72 giờ. Quan trọnghơn, các mức này có thể tiếp tục gia tăng trong suốt thai kỳ.

Đối tượng có nguy cơ mắc phải chứng ốm nghén nặng?

Hơn 80% phụ nữ có cảm giác buồn nôn khi mang bầu. Tuynhiên, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng ốm nghén nặng nếu có một trongcác yếu tố sau:

Có tiền sử HG nghĩa là bạn từng bị ốm nghén nặng khi mangthai lần trước.

Mang song thai hoặc đa thai.

Thừa cân hoặc thậm chí là béo phì với chỉ số cơ thể (BMI)từ 30 trở lên.

Mang thai lần đầu.

Bệnh nguyên bào nuôi (bệnh do có sự gia tăng của tế bàobên trong tử cung).

Có tiền sử say tàu xe.

Cách chẩn đoán ốm nghén nặng

Bác sĩ sẽ tìm hiểu về tiền sử và triệu chứng của bạn rồikiểm tra xem có dấu hiệu ốm nghén nặng hay không.

Bác sĩ cũng kiểm tra mẫu máu và nước tiểu để pháthiện dấu hiệu mất nước. Hoặc yêu cầu làm xét nghiệm bổ sung phòng ngừa các vấnđề về dạ dày – ruột. Đây có thể là một nguyên nhân gây buồn nôn hoặc nôn.

Việc siêu âm cũng giúp bạn biết mang song thai hoặc cókhối u trong tử cung hay không.

Cách trị ốm nghén nặng cho mẹ bầu đơn giản

Bạn nên tránh bất kỳ loại thực phẩm và các mùi hương kíchthích tình trạng nôn ói. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý những yếu tố sau:

Nghỉ ngơi,ngủ đủ giấc và thư giãn càng nhiều càng tốt

Stress và mệt mỏi có thể khiến tình trạng ốm nghén trởnên tồi tệ hơn. Nếu có thể, bạn nên nghỉ việc một thời gian ngắn để không làmtình trạng tồi tệ thêm nữa.

Uống nướcthường xuyên để tránh mất nước

Bạn nên uống từng ngụm nhỏ và thường xuyên. Việc này cóthể giúp ngăn ngừa nôn hơn là bạn uống một lượng nước lớn cùng một lúc. Hãy thửuống nước giữa các bữa ăn. Nếu bạn thấy khó để không nôn ra mọi thứ, bạn chỉnên uống vài ngụm nước trong bữa ăn.

Tránh các đồuống lạnh, chua hay ngọt

Chia nhỏ các bữa ăn và hạn chế để dạ dày trống. Vì điềunày có thể làm bạn cảm thấy buồn nôn hơn. Bà bầu cần giữ lượng đường trong máukhông xuống quá thấp. Bạn có thể ăn một chút thực phẩm ít đường, giàu chất xơhay chứa nhiều carbohydrate, ít chất béo.

Ưu tiên các loại thực phẩm dễ ăn như: bánh mì nướng, bánhquy giòn. Hoặc một số thực phẩm có hàm lượng protein cao như: thịt, trứng, cácloại hạt ngũ cốc dinh dưỡng...

Kết hợp sử dụnggừng để giảm buồn nôn

Gừng được xem là một trong những thảo dược giúp giảm buồnnôn. Gừng tươi có thể khó sử dụng với một số mẹ bầu. Do đó, bạn có thể dùng tràgừng, sirô gừng, bánh quy gừng,...

Mẹ bầu có nên dùng thuốc trị chứng ốm nghén nặng?

Đối với phụ nữ mang thai, dùng thuốc là lựa chọn cuốicùng bởi việc này có thể gây tác động xấu đến em bé.

Nếu các liệu pháp hỗ trợ không có tác dụng, bạn có thể dùngthuốc an toàn khi mang thai. Những loại thuốc này thường sẽ ngưng sử dụng khi bạnmang thai từ tuần 12–16 của thai kỳ.

Thuốc khánghistamine hay thuốc chẹn H1

Những loại thuốc ngăn chặn các histamine hóa học được sảnsinh ra trong các phản ứng dị ứng. Thuốc có tác dụng chống nôn giúp giảm buồnnôn và nôn trong thai kỳ.

Các loại thuốc thường được kê toa cho bệnh nhân mang thailà promethazine và cyclizine. Liều lượng thuốc tùy thuộc vào tình trạng nôn mửacủa bạn.

Các loại thuốckhác

Nếu bạn dùng thuốc kháng sinh histamine nhưng vẫn khôngthấy đỡ, bác sĩ có thể cho bạn dùng thêm prochlorperazine (Stemetil®) hoặcmetoclopramide. Thuốc prochlorperazine giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn.

Lưu ý rằng:

Bạn chỉ được dùng thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ.

Cả hai loại thuốc đều an toàn để sử dụng trong thời kỳmang thai. Nhưng bạn cần phải tránh lái xe hoặc vận hành máy móc nếu đang uốngthuốc. Bởi thuốc có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ để trị ốm nghén nặng?

Khi các triệu chứng của ốm nghén ảnh hưởng đến sinh hoạthàng ngày, bạn nên đi khám để được điều trị kịp thời.

Nếu triệu chứng buồn nôn và nôn khi mang thai nhẹ, bác sĩsẽ tư vấn cách đối phó với tình trạng này.

Nôn quá mức có thể làm bạn mất nước và cơ thể không thể hấpthụ các chất dinh dưỡng mà cơ thể đang cần. Tuy nhiên, nếu điều trị kịp thời, bạnhoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này nhanh chóng. Trong trường hợp nặng, mẹbầu có thể phải ở lại bệnh viện để các bác sĩ theo dõi.

Hy vọng qua bài viết, mẹ bầu sẽ điều chỉnh thói quen ăn uống,sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý giúp thai kì khỏe mạnh.

Nếu còn bất cứ điều gì cần tư vấn, chị em có thể để lạicâu hỏi tại [KHUNG CHAT]. Đội ngũ ybác sĩ của Đông Phương sẽ trả lờicâu hỏi của bạn trong trời gian sớm nhất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 0989 555 497. Hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương 497 QuangTrung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

 

Có thể bạn quan tâm