l Khi một em bé ra đời, cuộc sống của người mẹ có thể bị xáo trộn mạnh mẽ, từ niềm vui hân hoan khi đón thiên thần sau 9 tháng 10 ngày mong mỏi đến nỗi sợ hãi, mệt mỏi và lo âu mất ngủ kéo dài. Những cảm xúc tồi tệ đó lâu dần dẫn đến bệnh trong người – trầm cảm.
l Nhiều bà mẹ sau sinh con, cảm xúc dễ thay đổi một cách nhanh chóng. Những cảm xác tiêu cực có thể đến từ bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống người mẹ, chúng dồn nén ngày nhiều hơn và kéo dài nặng hơn được gọi là trầm cảm sau sinh.
l Trầm cảm sau sinh không được coi là điểm yếu hay khiếm khuyết. Đây là một chứng bệnh sau sinh nở. Nếu có dấu hiệu trầm cảm sau sinh, bất kỳ phụ nữ nào cũng cần thăm khám kịp thời để có thể khắc phục các triệu chứng – trọn vẹn bên em bé.
Căn cứ vào mức độ của bệnh nên dấu hiệu và triệu chứng của chúng cũng bệnh ở mỗi phụ nữ là khác nhau.
l Triệu chứng baby blues : chúng xuất hiện sau 2-3 ngày sinh. Hầu như sau 1 – 2 tuần sau triệu chứng này sẽ mất hẳn.
- Luôn trong tình trạng buồn chán sau sinh, muốn khóc hoặc khóc nhiều mà không rõ nguyên nhân.
- Tâm trạng thay đổi thất thường, thậm chí cáu khỉnh.
- Không có sự gần gũi, gắn kết với con.
- Buồn chán vì không có thời gian riêng tư nghỉ ngơi, tụ tập bạn bè.
- Có tâm trạng bất ổn về sức khỏe và an toàn của bé.
- Thường xuyên mất ngủ vì phải cho con ăn đêm, lo âu không có sữa không đủ sữa cho con ti, xa cách và không nhận được sự quan tâm chăm sóc của chồng và gia đình.
- Gặp khó khăn trong đưa ra quyết định hoặc suy nghĩ không thông suốt.
l Các triệu chứng baby blues càng kéo dài càng ảnh hưởng nặng nề đến khả năng chăm sóc em bé và các công việc hàng ngày khác. Phụ nữ mắc bệnh lý này thường che dấu, sống thu mình và buồn bã do đó không ai phát hiện ra bệnh cả. Sau cùng xảy ra những hành động dại dột, hủy hoại sức khỏe bản thân. Chúng bao gồm :
- Cơ thể suy nhược : thực tế cho thấy rằng, các bà mẹ sinh con xong thường rơi và trạng thái đau khổ, khóc lóc kéo dài mà không rõ nguyên nhân. Họ thường cảm thấy bị bỏ rơi, không nhận được sự quan tâm, cảm giác này kéo dài triền miên dẫn đến cơ thể kiệt sức uể oải.
- Hoảng hốt sợ sệt : họ thường nhạy cảm với những việc diễn ra bình thường hàng ngày, khi họ hoảng hốt thì rất lâu sau họ mới bình tâm trở lại được.
- Căng thẳng : loại căng thẳng này không thể điều trị được bằng thuốc an thần. Nếu lạm dụng thuốc còn có tác dụng ngược lại. Nên cần lưu ý trong việc dùng thuốc điều trị.
- Mất tập trung : người mắc trầm cảm sau sinh luôn lơ đãng, không tập trung, trí nhớ kém, đôi lúc không sắp xếp và giải quyết được suy nghĩ của bản thân. Lâu dần dẫn đến đau đầu kinh niên.
- Rối loạn giấc ngủ : khó ngủ, ngủ không ngon, ngủ không được sâu giấc, gặp ác mộng khi ngủ và không thể ngủ lại được. Để khắc phục tình trạng này cần có người giúp mẹ cho bé ăn đêm vào mỗi tối để người mẹ được ngủ yên tĩnh sâu giấc hơn.
- Tình dục : phụ nữ trầm cảm sau sinh thường không có hứng thú mấy với tình dục trong thời gian dài và khi hết trầm cảm mới khỏi.
- Thu mình lại : luôn có rào cản với em bé không thể gần gũi, khoảng cách với người thân và bạn bè. Thậm chí nghiêm trọng hơn là suy nghĩ tiêu cực hủy hoại bản thân và em bé.
l Loạn tâm thần sau sinh : tình trạng nghiêm trọng này xuất hiện ở một vài phụ nữ sau 2 tuần sinh nở. Người trầm cảm sau sinh luôn trong trạng thái mất phương hướng, mất bình tĩnh, kiêu ngạo thái quá, luôn tìm cách giải quyết bi quan nhất là hại mình và con mình.
LƯU Ý : Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh ngày một rõ ràng hơn bạn cần liên hệ vs bác sĩ tâm lý chuyên khoa để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và khắc phục tình trạng bệnh sớm nhất.
Những nguyên nhân chủ yếu hình thành bệnh có thể kể đến như : yếu tố thể chất, tình cảm và lối sống.
- Thay đổi vật lý : sau sinh nở, giảm nội tiết tố estrogen và progesterone duy trì và điều hòa kinh nguyệt, dẫn đến cơ thể mệt mỏi, chán nản. Thay đổi về lượng máu, huyết áp, hệ miễn dịch và khả năng trao đổi chất đảo lộn con người phụ nữ sau sinh rất nhiều.
- Yếu tố tình cảm : lo lắng rằng mình có chăm được con không, có chăm con tốt không, cảm thấy kém hấp dẫn, mặc cảm về cơ thể, tự ti trước mọi người, cảm thấy mất quyền kiểm soát chính cuộc sống của bản thân.
- Phong cách và môi trường sống ảnh hưởng : trầm cảm sau sinh có thể bắt nguồn từ những điều rất nhỏ nhặt hàng ngày. Kể cả việc một em bé đòi hỏi, khó khăn về kinh tế, tài chính và thiếu sự hỗ trợ của chồng và người thân.
- Di truyền : một số phụ nữ do di truyền nên dễ bị tổn thương hơn phụ nữ khác. Họ dễ xúc động hơn bình thường và để giải tỏa được cảm xúc của họ là rất khó.
Đây là một căn bệnh nguy hiểm trong xã hội có thể gây hậu quả không lường. Gây hại lớn đến cả mẹ và em bé.
- Mất ngủ, ăn uống không đủ chất khiến cho phụ nữ sa sút tinh thần, sức khỏe, trí tuệ kém minh mẫn ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.
- Nặng nề hơn là người mẹ luôn tìm cách bi quan nhất có thể là tự sát hoặc sát hại con mình.
- Không có sự gần gũi chăm sóc em bé khiến cho em bé rất tội nghiệp vì thiếu sự yêu thương và hơi ấm của mẹ.
- Biến chứng của trầm cảm sau sinh có thể ảnh hưởng từ mẹ sang con. Em bé có thể có vấn đề về hành vi như ăn ngủ không ngon, gặp khó khăn trongquá trình phát triển thể chất. Phổ biến nhất là những em bé con của mẹ sau sinh mắc trầm cảm thường chậm nói.
- Để bệnh kéo dài từ một năm trở lên chúng sẽ trở thành chứng bệnh rối loạn trầm cảm kinh niên. Ngay cả khi được điều trị thì nguy cơ lần sinh sau thai phụ vẫn mắc trầm cảm sau sinh là rất lớn.
Dựa vào tiêu chuẩn của DSM-5hay ICD-10 để chuẩn đoán bệnh trầm cảm sausinh.
Tồn tại đồng thời 5 triệu chứng trong thời gian ít nhất 2 tuần và có ít nhất 2 triệu chứng thay đổi so với trước đây. Quy chuẩn các triệu chứng là :
- Sắc mặt buồn chán kéo dài suốt cả ngày
- Mất hứng thú với mọi hành động mà công việc trước đây mình yêu thích
- Trọng lượng cơ thể hao 5% / tháng
- Mất ngủ kéo dài ( dậy sớm hơn ít nhất 2 giờ so với thường ngày)
- Bất mãn tinh thần vận động trong phạm vi không gian hẹp (kích động trong phạm vi giường ngủ của mình )
- Hao mòn năng lượng mỗi ngày.
- Luôn có cảm giác vô dụng, cảm giác có tội quá đáng
- Giảm suy nghĩ, giảm tập trung, giảm khả năng đưa ra quyết định.
- Có ý định tự tử
Xuất hiện ít nhất 2-3 triệu chứng sau :
- Khí sắc kém
- Không có sự thích thú với bất gì vấn đề gì
- Giảm năng lượng hoạt động tích cực.
Xuất hiện 3 trong 7 triệu chứng phổ biến, tồn tại ít nhất 2 tuần :
- Không có sự tập trung.
- Không có tự trọng và sự tự tin
- Cảm giác tội lỗi và không xứng đáng
- Nhìn tương lai ảm đạo và bi quan
- Có ý định tự sát
- Giờ giấc ngủ nghỉ đảo lộn.
- Chán ăn và bỏ bữa thường xuyên.
Dựa vào các triệu chứng đó bác sĩ sẽ có những xét nghiệm chẩn đoán củng cố thêm để kết luận liệu bệnh nhân có mắc trầm cảm hay không :
- Xétnghiệm nồng độ serotonin trong huyết tương hoặc trong dịch não tủy. Đã có những minh chứng cho biết ở bệnh nhân mắc trầm cảm có nồng độ serotonin thấp hơn ngườibình thường, có trường hợp chỉ còn 30% so với bình thường. Nếu được điều trị bằng thuốc nồng độ đó sẽ tăng lên và triệu chứng lâm sàng cải thiện.
- Đo điện não đồ : khi có dạng tăng chỉ số sóng beta, giảm chỉ số và biên độ sóng alpha thì người đó mắc bệnh trầm cảm.
- Chụp MRI sọ não : Khi chụp MRI nếu sự teo nhỏ một sống vùng não nghĩa là bệnh nhân có thể mắc trầm cảm.
Căn cứ vào tình trạng và nhu cầu của bệnh nhân bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp :
- Đến gặp bác sĩ để nhận tư vấn. Các bác sĩ tâm lý học, y tế chuyên khoa các môn tâm thần không chỉ lắng nghe những tâm tư tình cảm của bạn mà còn đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh.
- Sử dụng thuốc chống trầm cảm. Đó là những loại thuốc chuyên biệt đã được nghiêm cứu trong y học điều trị chứng bệnh trầm cảm. Nếu bạn đang cho con bú, bạn cần lưu ý loại thuốc đó có làm mất sữa hoặc ảnh hưởng em bé hay không. Tham khảo ý kiến của bác sĩ về lợi và hại trước và sau dùng thuốc để cân nhắc sử dụng.
- Hormone liệu pháp : estrogen bổ sung có tác dụng tích cực chống lại sự sụt giảm nhanh chóng estrogen sau sinh. Phương pháp này mới du nhập gần đây và hiệu quả của nó được nghiên cứu là có hạn. Cân nhắc lợi ích và rủi ro tiềm tàng của liệu pháp hormone.
- Có thói quen sống lành mạnh, tích cực : bao gồm các hoạt động cả thể chất lẫn tinh thần. Vui chơi cười đùa và dành cho con nhiều thời gian hơn, ăn uống lành mạnh để bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
- Đặt ra cho bản thân những mục tiêu khác nhau và hoàn thành chúng : Không áp đặt mình phải làm tốt, hoàn hảo tất cả mọi thứ. Nhưng khi cải thiện được suy nghĩ của bản thân thì bạn sẽ thấy tích cực hơn và tốt hơn lên mỗi ngày
- Dành nhiều thời gian cho bản thân hơn : nếu như cảm thấy thế giới đang đi xuống với bản thân mình nên mặc quần áo đi chơi, du lịch, ra khỏi nhà, xem phim, ghé thăm người thân hay đơn giản đi ăn một món ăn ngon.
- Tránh thu mình lại với cộng động. Nói chuyện thường xuyên với người thân trong gia đình, hỏi những người đi trước về kinh nghiệm của họ về tất cả các vấn đề sausinh.
- Nếu đã từng mắc trầm cảm trước đây hãy nói vs bác sĩ để họ theo dõi chặt chẽ các triệu chứng của bạn từ trong giai đoạn thai kỳ. Vì khi chứng trầm cảm còn nhẹ nếu được quản lý chặt chẽ hiệu quả chắc chắn sẽ hạn chế bệnh xấu đi.
- Trầm cảm sau sinh ở người mẹ có thể lây lan và ảnh hưởng tâm lý đến người cha. Từ đó, ảnh hưởng hạnh phúc gia đình, cuộc sống vợ chồng rất nặng nề.
Phụ nữ trầm cảm sau sinh không nên ăn tùy ý mình, họ cần được cung cấp thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như :
- Protein: là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu trong sản xuất nội tiết tố cho phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ sau sinh. Bao gồm các loại thịt nạc, đậu Hà Lan hay cácloại hạt. Protein trong thịt gà, cá ngừ chứa axit amin có thể tăng hoạt chất giảm căng thẳng não bộ. Sau sinh, phụ nữ cần bổ sung 2-3 khẩu phần protein mỗi ngày. Đặc biệt, cá hồi rất tốt. Vì cá hồi chứa nhiều DHA tốt cho sự phát triển của não bộ.
- Rau củ quả, trái cây : chứa nhiều vitamin A, canxi, vitamin C, sắt dồi dào. Nhóm thực phẩm này rất tốt cho tim vì chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa. Trung bình mỗi ngày phụ nữ sau sinh nên bổ sung 150g trái cây và nước trái cây.
- Ngũ cốc nguyên hạt và gạo nứt : bạn có thể dùng chúng làm bữa sáng để cung cấp năng lượng cho cả một ngày dài.
- Thực phẩm phụ nữ sau sinh nên tránh : rượu bia, cà phê, đồ ăn nhanh, đồ ăn dầu mỡ.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề nào cần giải đáp hãy truy cập vào website ‘’https://phukhoadongphuong.com/’’ và để lại câu hỏi tại Khung Chat. Đội ngũ bác sĩ Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 0989 555 497. Hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương – 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn miễn phí.
Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!